90% phụ nữ Việt Nam không biết mỹ phẩm được chia làm bao nhiêu nhóm?

Dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát không chính thức, chúng tôi được cung cấp thông tin là hơn 90% phụ nữ Việt Nam hoàn toàn không phân biệt có bao nhiêu nhóm mỹ phẩm (!?)

Liệu thông tin này có chính xác không?

Hãy cùng TTGĐ tìm câu trả lời nhé.

Thị trường mỹ phẩm trên thế giới và cả Việt Nam được chia làm 3 nhóm:

  • Hàng phổ thông (popular brand).
  • Hàng cao cấp (counter brand).
  • Hàng chuyên nghiệp (professional brand).

 

I. Hàng phổ thông

Nhãn hàng điển hình: Nivea, Hazelin, Biore, Olay, Unilever, P&G, …

Đặc điểm của loại hàng phổ thông gói gọn trong 2 chữ “phổ thông” nghĩa là giá vừa phải để ai cũng có thể mua được. Đây là lựa chọn của hầu hết những người bắt đầu làm quen với khái niệm chăm sóc da. 

Các bạn sẽ mua được loại hàng này ở các siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng mỹ phẩm và không có nhân viên tư vấn cho bạn khi bạn mua hàng. 

Những sản phẩm thuộc loại hàng này có giá thấp, nên chất lượng chỉ ở mức vừa phải, kết quả nhẹ nhàng và không mang tính đột phá. 

II. Hàng cao cấp

Nhãn hàng điển hình: Ohui, Shisheido, Lancôme, Chanel , Dior, Estee Lauder, …

 

Hai chữ cao cấp đã nói lên đặc điểm của loại hàng này. Chất lượng tốt, mẫu mã sang trọng, giá … trên trời, đối tượng khách hàng là những người có kinh tế. 

Các bạn sẽ không thấy loại hàng này trong siêu thị hoặc cửa hàng mỹ phẩm thông thường, vì chúng được đặt rất trang trọng trong các show room, shopping mall, department stores và có các chuyên viên tư vấn bán hàng. 

Những sản phẩm thuộc loại hàng này giúp  cho người sử dụng thể hiện đẳng cấp qua các thương hiệu tên tuổi. 

III. Hàng chuyên nghiệp

Nhãn hàng điển hình: Pevonia, Dermalogica, Babor, Anna lotan, Dr.spillers, …

Khái niệm này có vẻ khá lạ với nhiều người, vì không phải ai cũng để tâm quá nhiều đến mỹ phẩm. 

Bạn chỉ có thể gặp những nhãn hiệu thuộc loại hàng này trên ở các spa, beauty salon, phòng khám. Mỹ phẩm chuyên nghiệp được bán ra kèm theo kiểm tra da, tư vấn, kê toa, nhân viên bán hàng cho bạn phải được đào tạo về sức khỏe chứ không chỉ về mặt hàng. 

Vì đã là mỹ phẩm mà còn phải kê toa nên các mặt hàng của loại mỹ phẩm này đi theo hướng chuyên sâu, chữa trị các vấn đề da khác nhau như mụn, nám, lão hóa, giãn mao mạch, lỗ chân lông to, …

Mỹ phẩm chuyên nghiệp rất đa dạng về dòng hàng. Bên cạnh dòng hàng chăm sóc tại nhà (home care) là dòng hàng thiết kế hóa (cabin) được kết hợp để làm trị liệu tại các cơ sở chăm sóc da chuyên nghiệp với dung tích lớn hơn. 

Nhìn chung, giá cả của loại hàng chuyên nghiệp cũng tương đối cao, song giá cả tương xứng với giá trị sử dụng và thể hiện đúng chất lượng sản phẩm.Việc hình thành thói quen đến những cơ sở uy tín để được tư vấn và chăm sóc da đang dần trở thánh xu hướng của những người yêu cái đẹp có hiểu biết và lối tư duy hiện đại.

Giữa muôn vàn sản phẩm, chúng ta có thể xét qua làn da, tình trạng da, khả năng tài chính và môi trường làm việc để chọn ra một sản phẩm lý tưởng. 

Đi vào ví dụ cụ thể: Nếu da bạn trẻ, không có vấn đề, bạn chỉ có nhu cầu tẩy rửa rất cơ bản, nhãn hàng phổ thông có thể làm được điều này. Nhưng nếu bạn là một cô gái đang đứng giữa một bữa tiệc xa hoa thì một hộp phấn của nhãn hàng cao cấp như Chanel sẽ là một công cụ ghi điểm trong mắt người đối diện. Tương tự, việc trong túi xách của bạn có một sản phẩm chống nắng kết hợp với đồng nhất màu da BB cream của một hãng mỹ phẩm chuyên nghiệp như Pevonia hay Dr.spillers sẽ khiến đối phương biết được sự am hiểu của bạn trong việc chăm sóc da hằng ngày: đẳng cấp và đầy hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, phụ nữ chúng ta sẽ có thêm thông tin hữu ích để ra quyết định đúng đắn khi sử dụng mỹ phẩm.

Nguồn: TTT

90% phụ nữ Việt Nam không biết mỹ phẩm được chia làm bao nhiêu nhóm?
Rate this post