Cách cúng Rằm tháng Giêng của người dân xứ Nghệ

Ở Diễn Châu, Nghệ An, Rằm tháng Giêng còn được xem là ngày cúng tổ của tất cả các họ tộc.

Rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười là ba ngày lễ tâm linh lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Rằm tháng Giêng. Ông bà ta có câu, “Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng”, việc cúng kiến trong dịp này đặc biệt được chú trọng. Riêng ở Diễn Châu, Nghệ An, Rằm tháng Giêng còn được xem là ngày cúng tổ của tất cả các họ tộc.

Diễn Châu là mảnh đất của các họ tộc lâu đời, của các phả đồ lắm chi nhiều nhánh, của những ngôi nhà thờ họ cổ kính, uy nghiêm. Người Diễn Châu thờ phụng rất chu đáo. Thông thường họ thờ ông bà trong năm đời gần nhất, vì thế trong một năm có rất nhiều ngày giỗ.

Hằng năm, người ta chọn một trong các ngày giỗ ấy làm ngày giỗ hợp kỵ, tức là ngày giỗ chung, được tổ chức mở rộng để mời tất cả con cháu nội tộc (ngày này mỗi năm mỗi khác, xoay vòng theo các ngày giỗ của ông bà), ngoài ra những ngày giỗ còn lại chỉ tổ chức nhỏ gọn trong gia đình đầu họ. To hơn và trang trọng hơn giỗ hợp kỵ là ngày giỗ tổ vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm.

Vào ngày này con cháu gần xa đều quay về nhà thờ họ để thắp hương, bày cỗ dâng lên ông thuỷ tổ – người đầu tiên sáng lập nên họ tộc.

Thông thường, trong ngày giỗ tổ Rằm tháng Giêng, các gia đình anh em thường sống quây quần bên nhau chung một làng vì thế ngày giỗ tổ mọi người thắp hương ở nhà xong thì gọi nhau sang nhà thờ họ khiến con đường làng đông vui hơn Tết.

Nghệ An, cúng rằm

Mọi người cùng nhau nấu cỗ.

Nghệ An, cúng rằm

Nhà thờ họ ba gian bằng gỗ được thắp sáng hương, đèn suốt từ đêm 14 cho đến hết ngày Rằm.

Nghệ An, cúng rằm

Quan cảnh lễ cúng ấm áp và trang nghiêm.

Nghệ An, cúng rằm

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Những món ăn trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường không cần chế biến cầu kỳ, cũng không nhất thiết phải bày trí công phu, cốt là xum xuê, sung túc. Tuỳ văn hoá của mỗi họ tộc, mâm cỗ có thể được phân công cho mỗi gia đình đảm nhiệm một món tự nấu ở nhà rồi mang sang nhà thờ họ hoặc mọi người tập trung tại nhà thờ họ để cùng nhau nấu nướng. Mâm cỗ cúng tổ hay cúng Rằm tháng Giêng của một số gia đình thường bao gồm:

– Tôm nướng riềng sả

Nghệ An, cúng rằm

– Thịt lợn luộc

Nghệ An, cúng rằm

– Gà luộc

Nghệ An, cúng rằm

– Trứng cuộn giò sống

Nghệ An, cúng rằm

– Thịt lợn quay kho tàu

Nghệ An, cúng rằm

– Xôi đỗ tằm

Nghệ An, cúng rằm

– Giò gói lá

Nghệ An, cúng rằm

Lọ hoa được cắm bằng những đoá hoa to và rực rỡ sắc màu thể hiện lòng thành và khẩn xin tổ tiên ban cho con cháu một năm thịnh vượng.

Nghệ An, cúng rằm

Mâm ngũ quả được xếp đơn giản với 5 loại quả mang ý nghĩa tốt.

Nghệ An, cúng rằm

– Thanh long: Cầu xin sự thăng tiến như “rồng mây gặp hội”.

– Chuối: Những quả chuối trông như những ngón tay đang ôm ấp các loại quả khác thể hiện sự chở che muôn đời của tổ tiên.

– Nho: Thể hiện sự đùm bọc và gắn kết, niềm mong muốn sinh sôi nảy nở, đông con nhiều cháu.

– Xoài: Đọc lái đi thành “xài”, với mong muốn có của ăn của để sung túc, quanh năm không thiếu thốn.

– Quả thơm son (dứa đỏ): Màu đỏ “như son” kết hợp với cái tên “thơm” mang nhiều ý nghĩa tốt được xem là biểu tượng của tài lộc.

(Theo Khám phá)

Cách cúng Rằm tháng Giêng của người dân xứ Nghệ
Rate this post