Về Sóc Trăng để cùng theo dõi lễ hội Ok Om Bok

Theo quan niệm của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Vì thế, hàng năm vào ngày Rằm Ca-đấc, theo Phật lịch, dịp rằm tháng 10 âm lịch diễn ra lễ tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu cho mùa màng tốt tươi, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Lễ hội này được đặt tên là Ok om bok sẽ được diễn ra trong vòng 3 ngày, thời điểm bắt đầu lễ hội vào đêm ngày 14 tháng 10 âm lịch, không chỉ có dân địa phương mà có rất nhiều du khách tập trung về Sóc Trăng để cùng theo dõi lễ hội Ok Om Bok truyền thống độc đáo này. Lễ hội bắt đầu với ba phần chính và các hoạt động đi kèm độc đáo thu hút rất nhiều khách du lịch tạo nên khung cảnh nhộn nhịp tươi vui

Lễ Cúng Trăng

Khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu, người dân bắt đầu lễ cúng lớn gọi là Lễ Cúng Trăng được thực hiện tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi không bị che khuất ánh trăng. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn đặt lễ vật gồm có cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp (khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam…), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.

Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước bàn thờ và chắp tay thành kính. Sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước m.uốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm.

Tiếp đến là lễ Thả đèn nước

Lễ này cũng được thực hiện trong đêm ngày 14. Chiếc đèn có cấu tạo như một ngôi đền, thường được làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa văn và gắn h.ệ thống đèn nhiều màu sặc sỡ. Đầu đèn có treo cờ phướn, chung quanh người ta cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bày các thức cúng. Mở đầu buổi lễ thả đèn nước, sư sãi và đồng bào thắp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi Đất và Nước vì đã làm dơ bẩn, ô uế nguồn nước và đào xới đất.

Cuối cùng là hội thi đua ghe Ngo

Sáng ngày rằm 15, người dân tiếp tục cuộc thi đua ghe Ngo nổi tiếng. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi. Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục riêng với mũ cùng màu.

Ghe Ngo có chiều dài khoảng 22 đến 24 mét, ngang 1,2 m có từ 50 – 60 tay bơi, Mũi và lái của ghe đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe của mình. Cuộc thi bắt đầu với hàng chục đội thi và kết thúc khi tìm ra đội thắng giải nhất.

Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, nhưng cũng có sự thay đổi tuỳ năm. Ngoài ra những hoạt động trên, Lễ hội năm nay còn có hội chợ thương mại – triển lãm; liên hoan ẩm thực 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer; trò chơi dân gian – hội thao dân tộc; triển lãm ảnh Sóc Trăng xưa; liên hoan ngh.ệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, v.v.

Âu Phu Nhân (theo tintucmientay.com.vn)

Về Sóc Trăng để cùng theo dõi lễ hội Ok Om Bok
Rate this post