Ai dễ tử vong khi cạo gió?

Đã ít nhất một lần trong đời bạn được cạo gió. Đây chính là phương pháp dân gian được nhiều người Việt áp dụng khi người thân có các triệu chứng cảm sốt, nóng lạnh.

Tuy nhiên, nếu không biết cách cạo gió và cạo không đúng trường hợp, phương pháp này sẽ cực kỳ tai hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thậm chí là tử vong. Dưới đây là 2 trường hợp tuyệt đối không được tự tiện cạo gió.

Người cảm phong nhiệt

Những người cảm phong nhiệt tức bên trong cơ thể nóng sinh ra cảm, sốt, ho…, mặt khác, khi cạo gió, sức nóng của dầu thấm vào khiến cơ thể đã nóng sẽ trở nên nóng hơn. Đây cũng chính là lời khuyên của nguyên chủ tịch hội Đông y Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng.

Do không được trang bị kiến thức và không nắm rõ được chứng bệnh, đã có rất nhiều trường hợp người cảm phong nhiệt sau khi cạo gió rơi vào các trường hợp nguy hiểm như méo miệng, xuất huyết, tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ, liệt nữa người..

Cảm phong nhiệt tuyệt đối không được cạo gió.

Cũng theo bác sĩ Hướng, chỉ được cạo gió, đánh dầu trong trường hợp người bệnh bị cảm phong hàn. Cảm do nhiệt tuyệt đối không áp dụng, chỉ nên uống thuốc điều trị.

Vậy làm sao để phân biệt và xác định được cảm phong hàn và cảm phong nhiệt?

– Nếu người bệnh có các triệu chứng như đau đầu, ớn lạnh trong người, chảy nước mũi. Đây là biểu hiện của cảm phong hàn.

– Người cảm phong nhiệt dấu hiệu lại đa dạng hơn bao gồm: sốt nóng, sợ gió, đau họng kèm ho có đờm, khô miệng khát nước, ra mồ hôi. Ngoài ra, còn kèm theo triệu chứng đau lưng, nước tiểu vàng..

Trẻ em

Bất kỳ mọi trường hợp, mọi căn bệnh dù cho cảm phong nhiệt gặp phải ở trẻ em, hãy tuyệt đối nói không với phương pháp cạo gió, đánh dầu. Cơ địa chưa phát triển đầy đủ là lý do giải thích cho nguyên nhân này.

– Làn da của trẻ còn mỏng, khi cạo gió sẽ tạo nên các mảng xung huyết, vỡ mạch máu bên trong, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, sức nóng của dầu sẽ khiến làn da của trẻ không chịu được, khí huyết bên trong lưu thông kém.

Lời khuyên: Khi trẻ có các triệu chứng của cảm, tốt nhất nên xoa dầu chứ tuyệt đối không cạo gió.

Dù bất kỳ tình huống nào, không được cạo gió cho trẻ em.

Nếu bạn nằm trong danh sách các đối tượng dưới đây, cũng không nên sử dụng phương pháp cạo gió dân gian này.

– Người cao huyết áp.

– Phụ nữ đang có thai.

– Người bệnh tim.

– Người đang gặp các vấn đề về da.

Hướng dẫn cạo gió đúng cách

Chọn phòng kín để cạo, tránh những nơi nhiều gió. Sau khi cạo xong, tránh để người bệnh ra ngoài ngay lập tức.

Sát trùng dụng cụ trước khi thực hiện. Khi cầm dụng cụ, hãy cầm thẳng, không nghiêng sẽ gây đau và xuất huyết dưới da.

Cạo gió đúng cách. 

Cạo nhẹ nhàng, không nên quá lâu (tầm 3 phút miễn sao người bệnh cảm thấy nóng, ấm) và không dùng lực quá mạnh vì dễ gây xuất huyết.

Vị trí cạo từ hai bên gáy, dọc xuống hai bên sống lưng. Sau đó, tỏa về  mạng vai và mạng sườn. Không cạo trực tiếp vào sống lưng.

Trinh Dương (Theo Sức khỏe và Đời sống)

Ai dễ tử vong khi cạo gió?
Rate this post