Bị sùi mào gà ở miệng chữa thế nào?

Nhiều người vẫn lầm tưởng sùi mào gà chỉ xuất hiện ở vùng kín, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Thực chất, virus sùi có thể lây lan và phát triển ở các bộ phận khác trên cơ thể như miệng, mắt, môi, tay hoặc chân…

Trong trường hợp có quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hôn nhau (một trong hai người đã bị bệnh sùi mào gà) thì sùi sẽ lây sang người còn lại và do đó việc bị sùi mào gà ở miệng là hoàn toàn có thể. Sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng, bàn chải, ly cốc… chung cũng là đầu mối dẫn đến lây bệnh.

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng.
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng.

Biểu hiện của sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra, có thời gian ủ bệnh lâu từ 2 – 9 tháng. Khi bệnh bắt đầu phát triển ở giai đoạn đầu chỉ nổi những nốt nhỏ li ti có nước ở môi, miệng, lưỡi, trong vòm họng. Bằng mắt thường, chúng ta vẫn lầm tưởng đó là triệu chứng của nhiệt miệng, giời leo, zona, mụn nước… Ít ai chủ động đi khám và điều trị.

Đây là lý do bạn nên xem xét kỹ các thông tin bên dưới để không chủ quan, coi thường bệnh. Bởi khi đã mắc bệnh thì nguy cơ lây lan từ người này qua người khác rất lớn, mang lại nhiều phiền toái và có thể bạn sẽ phải sống chung với nó suốt đời.

– Khoang miệng xuất hiện những nốt mụn thịt lẻ tẻ, màu hồng nhạt hoặc hồng đậm, có nước trong. Sau vài ngày thì bắt đầu mọc thành từng cụm 4 – 5 mụn.

– Mụn thường mọc ở môi, lưỡi, lợi, cuống họng với kích thước nhỏ 1 – 2mm, nổi cao hơn so với bề mặt biểu bì, lấn cấn.

– Vì có sự lấn cấn nên gây ra sự cản trở trong quá trình ăn uống, nhai thức ăn…

Sùi mào gà mọc ở lưỡi.
Sùi mào gà mọc ở lưỡi.

– Sùi mào gà giai đoạn nặng bắt đầu lan rộng, bám lấy nhau thành từng mảng hoặc mọc chèn lên nhau thành những cục sùi to bằng đầu ngón tay. Nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được chúng có dạng hình bông súp lơ hoặc hoa mào gà. Sờ nhẹ cũng gây chảy mủ hoặc chảy máu (càng chảy mủ, chảy máu, bệnh lan càng nhanh ra khu vực khác).

– Miệng hơi đơ, amidan tê, lưỡi trở nên không linh hoạt nữa.

Biểu hiện sùi mào gà ở miệng
Nhìn bề ngoài, sùi mào gà trông như mụn nước thông thường hoặc giời leo, zona…

Cách chữa sùi mào gà ở miệng

Bệnh sùi mào gà không những gây ra phiền toái lớn cho cuộc sống thường ngày của người bệnh, mà còn chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm. Có 2 phương pháp có thể giảm thiểu và chặn đường phát triển của bệnh:

Điều trị bằng thuốc: Được áp dụng cho trường hợp mới bị bệnh, bệnh còn nhẹ, xuất hiện các nốt sùi lẻ tẻ trên môi, miệng, vòm họng.

Điều trị bằng phương pháp đốt điện, laser, áp lạnh: Đối với những trường hợp nặng hơn và nằm bên trong thì sẽ áp dụng phương pháp thứ 2 này kết hợp với thuốc. Tuy nhiên, vùng miệng thường xuyên ẩm ướt nên khó áp dụng hơn.

Nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh sùi mào gà, đừng ngần ngại điền thông tin bệnh nhân vào form bên dưới hoặc inbox thông qua fanpage của Tiếp Thị Gia Đình Online. Chúng tôi sẽ chuyển thông tin bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để bạn hoặc người thân nhận được sự tư vấn đúng đắn và hiệu quả nhất.

https://goo.gl/forms/Cl3Vh4ABKih6Upb23

Hãy cùng TTGĐ chia sẻ bài viết này để giúp ích được cho nhiều người hơn!

Bị sùi mào gà ở miệng chữa thế nào?
Rate this post