Đồ ăn dặm cho bé không có mắm muối, vì sao?

Tại sao không nên cho mắm muối vào đồ ăn dặm của bé???

Câu hỏi mà phần lớn các mẹ đặt ra sau khi con bước vào giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm đó là: “Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của con???”. Chủ đề này đã và đang gây ra nhiều tranh cãi, xích mích thậm chí là bất hòa giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa vợ chồng và thậm chí là giữa các bà mẹ trên mạng xã hội. Ví dụ như trường hợp của chị Hằng ở Đống Đa: “Bé nhà mình được 6th tuổi, mình đang cho con ăn dặm kiểu Nhật, mình đã tham khảo sách báo và không hề cho mắm muối vào thực đơn ăn dặm của con. Nhưng bà nội, thậm chí là hàng xóm thì lại không đồng tình như vậy. Mọi người đều đồng quan điểm rằng không cho mắm muối, nhạt thếch mình còn không ăn nổi thì làm sao mà con ăn được. Mình đã giải thích đủ kiểu mà không ai chịu nghe. Giờ thấy bất lực quá, đi ra ngoài mọi người đều nhìn mình như kiểu mình đến từ hành tinh khác ấy”. Không chỉ chị Hoa mà rất nhiều bà mẹ khác đang phải chịu tình trạng như vậy. Và thực tế thì các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cho muối vào đồ ăn của con là không cần thiết, thậm chí là có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ

Thận non nớt của trẻ sẽ bị quá tải

khong-nen-cho-muoi-vao-do-an-dam

Theo các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng việc cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ thực sự là không cần thiết. Bởi trẻ nhỏ mới bước vào giai đoạn ăn dặm chỉ cần một lượng muối rất nhỏ đó là không quá 1g trên một ngày cho đến khi trẻ được 12 tháng. Trong giai đoạn này, thận của trẻ còn chưa hoàn thiện, khá non yếu nên chưa đủ khả năng để tiếp nhận lượng muối lớn hơn. Việc mẹ thường xuyên cho muối vào đồ ăn dặm của bé đồng nghĩa với việc “ép” thận bé làm việc quá sức, thật sự không tốt cho sức khỏe của con.

Nguồn thức ăn hàng ngày đã có sẵn muối cho trẻ

blw-thi-lon-com-cho-be

Ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi thì trẻ sẽ nhận được lượng muối cần thiết cho cơ thể từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Và khi trẻ được 6 tháng tuổi, có các biểu hiện đòi ăn dặm như ngồi vững, đòi ăn khi thấy người lớn ăn… thì mẹ sẽ bắt đầu quá trình ăn dặm cho con. Ở tầm này, trẻ sẽ được làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như rau củ quả, thịt, cá, trứng…Trong những loại thực phẩm này đã có sẵn lượng muối cần thiết để trẻ dễ dàng hấp thụ. Chính vì thế mà trong quá trình nấu đồ ăn dặm cho con, mẹ không cần nêm thêm bất kỳ chút muối nào cả.

Hình thành thói quen ăn mặn từ nhỏ, có hại cho sức khỏe sau này

Nhiều ba mẹ ngay từ đầu đã nêm nếm gia vị để cháo của bé được đậm đà như người lớn. Chính điều này sẽ hình thành thói quen ăn mặn sớm của trẻ, và càng về sau thì sẽ rất khó bỏ. Các mẹ biết đấy, ăn mặn sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe về sau này như mắc các bệnh về tim mạch, thận yếu, huyết áp cao, chiều cao bị hạn chế…

Đừng sợ con “nhạt miệng”

nuoc-dashi-cho-be-an-dam-1

Nhiều mẹ đã rất lo lắng rằng, việc không nêm gia vị vào thực đơn của trẻ sẽ khiến món ăn trở nên nhạt nhẽo. Bé sẽ lười ăn, hấp thu ít dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Nhưng mẹ có biết rằng, từ khi sinh ra, trẻ chỉ biết đến sữa mẹ hoặc sữa công thức, tất cả đều rất nhạt và chưa hề được nếm thử các vị khác. Vậy nên mẹ không cần phải lo về việc nhạt bé sẽ không chịu ăn. Tuy nhiên, để có thể kích thích thêm vị giác của trẻ, mẹ có thể tạo ra những nước dùng ngon ngọt như nước dashi, nước thịt, nước rau củ . Ngoài ra có thể thêm các loại rau thơm có mùi hương hấp dẫn như rau răm, hành, mùi, thì là,… để kích thích bé ăn ngon hơn.

Một số lưu ý khác

Liều lượng muối thích hợp cho trẻ theo từng độ tuổi

Ủy ban tư vấn khoa học về dinh dưỡng (Anh) đưa ra khuyến cáo về liều lượng muối thích hợp cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

0-6 tháng: dưới 1g/ngày
6-12 tháng: 1g/ngày
1-3 tuổi: 2g/ngày
4-6 tuổi: 3g/ngày
7-10 tuổi: 5g/ngày
11 tuổi trở lên: 6g/ngày

Cẩn thận với các loại thực phẩm chế biến sẵn

Mẹ có thể rất cẩn thận trong việc không cho muối vào đồ ăn dặm tự nấu cho con nhưng lại “mất cảnh giác” với những món đồ chế biến sẵn. Đây là loại thực phẩm thường chứa hàm lượng muối cực kì cao để bảo quản thực phẩm được lâu. Dưới đây là một số món ăn chế biến, đóng gói sẵn mẹ nên thận trọng khi sử dụng cho con: đồ ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh, pizza, thịt xông khói, bánh bích quy, nước xốt, bim bim,… Hãy nhớ để ý đến hàm lượng muối trên bao bì của sản phẩm. Thông thường, trên các bao bì, muối được viết dưới cái tên “salt” hoặc “sodium”

2,5 g muối = 1g sodium
Sản phẩm có hàm lượng muối cao là hơn 1,5g muối trên 100g sản phẩm (hoặc 0,6g sodium)
Sản phẩm có hàm lượng muối thấp là từ 0,3g muối trở xuống trên 100g sản phẩm (hoặc 0,1g sodium)

Đồ ăn dặm cho bé không có mắm muối, vì sao?
Rate this post