Khi nào cầu Cát Lái khởi công?

Sau thông tin thủ tướng chấp nhận kiến nghị của UBND TPHCM về việc bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái thì rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Khi nào cầu Cát Lái khởi công?”.

Cầu Cát Lái khi nào khởi công?

Những thông tin bên dưới sẽ góp phần làm sáng tỏ cho câu hỏi ở trên.

Đại diện ý kiến từ phía tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái cho biết nhà đầu tư thống nhất là giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của TPHCM chủ trì triển khai, Đồng Nai phối hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Đinh Quốc Thái

“Tôi cũng được biết nhà đầu tư đề nghị phương án BOT, nhưng trong phương án này thì đề nghị giải phóng mặt bằng bên nào thì bên đó làm”.

“Tôi đề nghị là chừng nào nhà đầu tư hết chịu nổi với phương án thu thì chúng ta mới bỏ tiền ngân sách ra. Chứ tiền ngân sách mà để giải phóng mặt bằng thì thủ tục rắc rối. Trong trường hợp BOT mà báo cáo phê duyệt đủ cả tiền bồi thường thì ta làm trọng tài, còn nếu không được thì chúng ta sẽ bàn nhau xử lý”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất.

Đại diện phía TPHCM, Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường thông báo: theo phương án đề xuất, quy mô có 2 nhà đầu tư. TPHCM đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, trong tháng 8 sẽ trình nội dung cụ thể để báo cáo Bộ GTVT điều chỉnh bổ sung quy hoạch.

Giám đốc Sở GTVT TPHCM - Bùi Xuân Cường

“Cầu Cát Lái theo phương án sẽ có độ tĩnh không cao 55m, tương tự cầu đi qua Bình Khánh – Phước Khánh. Trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành, vẫn phải đảm bảo các cảng quanh đó hoạt động bình thường.

Tổng mức đầu tư với 4 làn xe là vào khoảng 5.700 tỷ, trong đó giải phóng mặt bằng cho cả 2 địa phương là 1.225 tỷ. Phương án nhà đầu tư đang đề xuất là BOT, trong vòng 23,7 năm. Nhà đầu tư cũng đề xuất 2 tỉnh hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ trong khoản 5.700 tỷ đó để giải phóng mặt bằng. Phương án hiện nay là tương đối khả thi”, Giám đốc Sở GTVT TPHCM khẳng định.

hot_iconĐất Nhơn Trạch đầu tư 1 lợi 3 – Đâu là nguyên nhân?

Danh tính 2 đơn vị đưa ra phương án xây dựng cầu Cát Lái: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 194, đơn vị còn lại là Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép.

Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194, qua báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái theo hợp đồng BOT, đưa ra 2 mức đầu tưlà 5.717 tỷ đồng và 4.447 tỷ đồng.

Theo phương án của Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194, cầu Cát Lái sẽ có chiều dài khoảng 3km, điểm đầu tại ngã tư giao giữa đường D (KCN Cát Lái) với đường Nguyễn Thị Định, Quận 2. Điểm cuối tại đường Lý Thái Tổ, cách bến phà hiện hữu phía xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai khoảng 1,2km.

Kinh nghiệm của Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194 trong hình thức BOT là dự án nâng cấp Quốc lộ 1K cầu Hoá An, địa bàn tỉnh Đồng Nai – Bình Dương – TPHCM, bằng 100% vốn của doanh nghiệp.

Đơn vị thứ 2 là Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép lại đưa ra phương án nghiên cứu lập đề xuất dự án xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT.

Trong phương án của UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái, cầu có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4km (riêng cầu là 3,4km), thiết kế là loại cầu dây văng có tĩnh không 55m, tối thiểu 4 làn xe. Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ (chưa bao gồm lãi vay là lợi nhuận đầu tư).

Bổ sung quy hoạch mới kết nối TPHCM – Đồng Nai

– Kéo dài đoạn kết nối từ Trạm 2 (quận Thủ Đức) đến đường Vành đai 3, vượt qua sông Đồng Nai thẳng tới đường Vành đai 4 nhằm kết nối khu vực nằm giữa đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với QL1 của tỉnh Đồng Nai và quận 9 TPHCM.

– Bổ sung hướng kết nối từ tỉnh lộ ĐT 768 và đường Vành đai thành phố Biên Hoà đi phía Bắc sân bay Biên Hoà, vượt sông Đồng Nai tới đường Vành đai 3 (khu vực phường Bình Chuẩn, tỉnh Bình Dương) nhằm tạo sự phân luồng xe đi từ phía Đông về phía Nam không phải đi vào khu vực TPHCM.

– Nâng cấp Tỉnh lộ 743C, đảm bảo cho hướng kết nối đường vòng cung Tây Bắc (TPHCM) qua cầu Phú Long, sử dụng 1 đoạn QL13, đi theo Tỉnh lộ 743D tới khu vực cầu Hoá An nhằm tránh dòng xe trên QL1K đi các tỉnh phía Tây không cần đi vào Vành đai 2 TPHCM.

– Bổ sung tuyến nối tắt từ Tỉnh lộ 741 khu vực huyện Tân Lập (Bình Phước) tới khu vực đầu QL51 (Đồng Nai) nhằm giải quyết cho dòng xe kết nối thẳng xuống khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, thay cho việc đi vòng và sử dụng cầu Hoá An hoặc cầu Đồng Nai vốn có lưu lượng giao thông lớn.

theo TTT

* Đây là thông tin mới nhất về cầu Cát Lái cập nhật lúc 08:23 ngày 28.05.2017.

Khi nào cầu Cát Lái khởi công?
Rate this post