Nguyên nhân và cách điều trị bệnh chuột rút khi ngủ về đêm

Đã ít nhất một lần trong đời bạn gặp phải chứng chuột rút. Đây là hiện thường thấy và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc phải, nhất là nhóm đối tượng trung niên và người cao tuổi.

Chuột rút là gì?

Khi có sự co thắt của một cơ hay nhóm cơ, đặc biệt là nhóm cơ cẳng chân diễn ra một cách đột ngột, không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài, đều được xem là hiện tượng chuột rút.

Thông thường, thời gian một cơn chuột rút diễn ra được xác định trong khoảng thời gian vài giây nhưng có cũng trường hợp kéo dài trên 10 phút.

Thậm chí, ở nhiều người, các cơn đau do chuột rút còn kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày, gây ra nỗi ám ảnh về thể xác lẫn tinh thần. Người rơi vào trường hợp này có cảm giác các cơn đau “bóp” chặt cơ, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình di chuyển và sinh hoạt.

nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-chuot-rut-khi-ngu-ve-dem-3

Chuột rút ảnh hưởng tới di chuyển và sinh hoạt của người mắc phải.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút, có thể kể tới như:

– Không khởi động trước khi thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng…

– Khởi động không kỹ, không đủ thời gian trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút.

– Ngoài ra, chứng chuột rút còn gặp ở những trường hợp lạm dụng thuốc lợi tiểu, người bị tiêu chảy dẫn tới thiếu kali.

– Đặc biệt lưu ý nếu bạn thường xuyên rơi vào trường hợp chuột rút về đêm. Đã có rất nhiều trường hợp, màn đêm trở thành nỗi ám ảnh vì họ không dám chợp mắt do tình trạng ngủ hay bị chuột rút, dẫn đến chứng thiếu ngủ và trầm cảm rất nặng.

Nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ là gì?

Nếu bạn đang gặp tình trạng như trên, đừng chủ quan, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.

Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.

Male athlete on floor clutching knee and hamstring in excrutiating pain on white background

Suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân là nguyên nhân chính gây chứng chuột rút về đêm.

Bênh cạnh đó, các nhà khoa học cũng đưa ra vài nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái này khi ngủ – đó chính là thói quen ngồi xổm và mang giày cao gót của phụ nữ.

Điều trị như thế nào?

Bệnh chuột rút về đêm do suy giảm tĩnh mạch chi dưới phải được điều trị cấp tốc và nhanh chóng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi lên đến 90%.

– Ở những trường hợp nhẹ, hạn chế ngồi xổm, không đi giày cao gót là những điều mà bạn cần phải làm ngay từ hôm nay. Đồng thời, hãy tập cho mình thói quen uống nhiều nước và xoa bóp chân trước khi đi ngủ.

– Những trường hợp nặng hơn sẽ được các bác sĩ kê thuốc làm bền thành mạch và lưu thông máu trong tĩnh mạch.

– Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin E và Quinin kết hợp với dùng thuốc, thay đổi thói quen, tình trạng chuột rút sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-chuot-rut-khi-ngu-ve-dem-4

Trường hợp nặng, người bệnh sẽ được kê thuốc sử dụng.

Để làm giảm nhanh chóng những cơn đau do chuột rút khi ngủ gây ra, bạn hãy chọn cho mình các sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng “cấp cứu” kịp thời các trường hợp đau do hiện tượng này.

Chúc bạn sống vui khỏe, mau khỏi bệnh khi kết hợp các phương pháp điều trị trên.

Trinh Dương

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh chuột rút khi ngủ về đêm
Rate this post