Tổng hợp 15 câu hỏi liên quan đến bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những bệnh tình dục phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh sùi mào gà ngày càng gia tăng, đặc biệt không chỉ có người lớn, những người đã có quan hệ tình dục mà đáng báo động là số trẻ em mắc bệnh ngày càng nhiều.

Bài viết này sẽ giải đáp 15 câu hỏi mà bạn đọc thường xuyên gửi về cho chúng tôi. Hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn.

  1. Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà do virus Human Papillomavirus (HPV) gây nên. Quan hệ tình dục không an toàn, thô bạo, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hoặc hệ miễn dịch suy yếu mạnh… đều có thể là nguyên nhân khiến loại virus này có điều kiện phát triển. Trong hàng trăm nhóm virus HPV, nhóm HPV 16 và 18 được xem là nguy hiểm nhất khi nó dẫn đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn… Đáng nói, tỉ lệ người nhiễm nhóm virus này ở Việt Nam rất cao.

Hình ảnh sùi mào gà ở trên cơ thể người.
Hình ảnh sùi mào gà ở trên cơ thể người.
  1. Biểu hiện, triệu chứng của sùi mào gà ra sao?

Sùi mào gà ở cả nam lẫn nữ trong giai đoạn đầu có dạng như mụn nước, nhỏ li ti khoảng 2 – 3 mm có màu hồng nhạt, trong hoặc đỏ hơn một chút. Thông thường chúng xuất hiện ở vùng kín trước nên người bệnh khó nhìn thấy, chỉ khi sờ vào thấy lấn cấn mới biết có nổi u nhú.

Ban đầu, u nhú, mụn nước chỉ mọc rải rác một vài nốt, càng về sau thì mọc càng dày và lâu dần tạo thành từng mảng bám lấy nhau.

  1. Sùi mào gà thường bị ở đâu?

– Sùi mào gà ở lưỡi

– Sùi mào gà ở môi

– Sùi mào gà ở họng

– Sùi mào gà ở miệng

– Sùi mào gà ở mắt

– Sùi mào gà ở hậu môn, vùng kín…

Sùi mào gà có thể bị ở khắp mọi nơi trên cơ thể: mắt, miệng, lưỡi…
Sùi mào gà có thể bị ở khắp mọi nơi trên cơ thể: mắt, miệng, lưỡi…
…đặc biệt là vùng kín, âm hộ, âm đạo, hậu  môn, dương vật…
…đặc biệt là vùng kín, âm hộ, âm đạo, hậu  môn, dương vật…
  1. Bao lâu thì phát hiện bệnh sùi mào gà?

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 – 9 tháng, tùy từng cơ địa, sức đề kháng, hệ miễn dịch và cả môi trường sống, lối sinh hoạt của từng người mà bệnh có thể xuất hiện sớm hoặc trễ hơn.

Do vậy, khi cơ thể xuất hiện u nhú thì cần phải xem xét ngay để biết rằng liệu đó có phải là mụn nước thông thường không hay chính là giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà nhằm có phương án điều trị kịp thời.

  1. Sùi mào gà có ngứa không?

Đặc trưng của sùi mào gà là không gây ngứa, không rát đau nhưng lại có mùi hôi, bệnh càng nặng, mùi trở nên thối và tanh chứ không đơn thuần là chỉ hôi nữa.

  1. Sùi mào gà có lây không?

Đa số các bệnh liên quan đến nấm, vi khuẩn, virus đều có khả năng lây lan rất cao. Sùi mào gà cũng vậy. Trong gia đình có một người bị sùi, rất dễ dẫn đến các thành viên còn lại cũng bị theo. Từ chồng lây sang vợ, từ bố mẹ lây sang con cái.

Sùi mào gà nặng ở dương vật.
Sùi mào gà nặng ở dương vật.
  1. Sùi mào gà lây qua những con đường nào?

Sùi mào gà lây qua đường quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với da, truyền máu, lây từ mẹ sang thai nhi, dùng chung khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng, bồn tắm, bệ cầu, hôn…

  1. Sùi mào gà ở nam và nữ như thế nào?

Về triệu chứng, biểu hiện bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ là giống nhau, đều nổi những mụn nước, u nhú, sùi…

Đối với nam giới, sùi thường mọc ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, lỗ niệu đạo, sau đó mới đến dương vật, bìu, hậu môn… Sùi mào gà ở nữ giới bị nhiều trong âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, hậu môn, bẹn. Sau một thời gian phát triển, có thể chảy máu vì sùi mọc dày nên cọ xát lẫn nhau khi người bệnh đi lại, di chuyển.

Sùi mào gà ở nam và nữ có biểu hiện giống nhau.
Sùi mào gà ở nam và nữ có biểu hiện giống nhau.
  1. Trẻ em có bị sùi mào gà không?

Câu trả lời là: Có! Bất kể trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ bị sùi mào gà. Đối tượng trẻ em mặc dù chưa quan hệ tình dục nhưng thường bị lây từ người lớn là ba mẹ, anh chị.

Tháng 7/2017, bệnh viện Da liễu Trung ương thông báo chỉ trong vòng 2 tháng 5 và 6 có đến 59 trẻ em bị sùi mào gà. Trong đó có 39 trẻ đến từ một huyện của tỉnh Hưng Yên do được cắt bao quy đầu tại một phòng khám tư nhân.

  1. Sùi mào gà có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà là “nỗi khổ thầm kín” mà người bị bệnh không biết chia sẻ cùng ai vì ngại, xấu hổ. Thường thì sùi mào gà gây ra nhiều phiền toái, khiến người bệnh mất tự tin, e ngại, stress, giảm ham muốn tình dục, lo lắng nhiều… nhưng nếu dẫn đến biến chứng thì rất nguy hiểm.

  1. Sùi mào gà có cho con bú được không?

Mẹ bị bệnh sùi mào gà, tuyệt đối không được cho con bú vì các virus gây bệnh có thể theo dòng sữa của mẹ đi vào cơ thể con. Không những vậy, khi bú, trẻ có thể cựa quậy với móng tay sắc có thể gây ra những vết xước trên da cả mẹ và bé, tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng vào cơ thể bé. Hơn nữa, các u nhú chỉ cần chạm nhẹ là có thể vỡ và tiết dịch, di chuyển từ mẹ sang con rất nhanh.

Quan trọng, nếu mới sinh em bé mà phát hiện bị bệnh sùi mào gà thì rất có thể người mẹ đã bị bệnh trước đó (vì thời gian ủ bệnh là 2 – 9 tháng) và lây sùi mào gà cho em bé từ trong bụng. Lúc này cả mẹ lẫn con cần phải đến bệnh viện uy tín để kiểm tra và cách ly ngay.

  1. Mắc bệnh sùi mào gà có bị vô sinh không?

Nam giới bị sùi mào gà có thể bị ung thư dương vật, nữ giới bị sùi có thể ung thư cổ tử cung dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai nếu bị sùi nặng có thể dẫn đến chảy máu âm đạo không cầm được ảnh hưởng đến tính mạng, sảy thai…

Ung thư cổ tử cung do sùi mào gà dẫn đến vô sinh.
Ung thư cổ tử cung do sùi mào gà dẫn đến vô sinh.
  1. Bị sùi mào gà nên ăn gì?

Người bị bệnh sùi mào gà thường có hệ miễn dịch kém, do vậy cần chú ý bổ sung thêm vitamin B và C. Vitamin này có nhiều trong cam, chanh, nấm, tỏi, sữa, thịt, cà chua, mật ong…

Người bệnh cũng cần tập thể dục đều đặn mỗi ngày, vận động qua lại để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động (người ít vận động, yếu ớt bệnh dễ phát hơn).

  1. Bị sùi mào gà nên kiêng ăn gì?

– Chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê mạnh

– Thực phẩm có mùi nặng như hành, hẹ, ớt…

– Kiêng, hạn chế thực phẩm nhiều chất đạm như hải sản, thịt dê, thịt cừu…

  1. Cách chữa bệnh sùi mào gà

Hiện nay có 2 cách chữa bệnh sùi mào gà khá phổ biến là dùng thuốc chấm để làm rụng nụ sùi và phương pháp đốt bằng điện, lazer, đốt lạnh bằng nitơ lỏng để tiêu diệt nụ sùi. Tuy nhiên yếu điểm của cả hai phương pháp là chỉ áp dụng được đối với các sùi mọc ở tay, chân, lưng, nách, mặt, còn nếu sùi mọc trong âm hộ, âm đạo, trong niệu đạo… thì rất hạn chế và khả năng bị lại cũng khá cao.

Nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh sùi mào gà, đừng ngần ngại điền thông tin bệnh nhân vào form bên dưới hoặc inbox thông qua fanpage của Tiếp Thị Gia Đình Online. Chúng tôi sẽ chuyển thông tin bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để bạn hoặc người thân nhận được sự tư vấn đúng đắn và hiệu quả nhất.

https://goo.gl/forms/Cl3Vh4ABKih6Upb23

Tổng hợp 15 câu hỏi liên quan đến bệnh sùi mào gà
Rate this post