Ý nghĩa bánh Trung Thu từ nghìn xưa đến nay

Ý nghĩa bánh Trung Thu quen thuộc nhưng hiếm ai thực sự biết được.

Đầu tiên, đại đa số đều nghĩa rằng bánh Trung Thu ra đời ở đời Đường (Trung Quốc). Lúc bấy giờ, chiếc bánh được xem như đồ lễ để tế bái thần mặt trăng. Hồi ấy, ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu chuyên cung cấp bánh Trung Thu với 2 loại là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính), thường có hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên và khát vọng hạnh phúc. Bởi lẽ ấy, người xưa thường gọi bánh Trung Thu là “Nguyệt Đoàn” hay “Bánh Nguyệt”.

ý nghĩa bánh trung thu

Bên cạnh đó, Không nhiều người Việt biết chiếc bánh Trung Thu hình trăng tròn đã xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời Nguyên. Lưu truyền rằng, khi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo phong trào nông dân khởi nghĩa, vì muốn truyền đạt tin tức bí mật, họ đã làm ra những chiếc bánh hình tròn có nhét tờ giấy ghi thời gian dấy binh vùng dậy vào lúc trăng sáng đêm rằm tháng 8 (âm lịch). Về sau, người dân Trung Quốc mới làm chiếc bánh Trung thu vào mỗi ngày 15 tháng 8 (âm lịch) để kỷ niệm sự kiện lịch sử ấy.

Mặc dầu có 2 giả thuyết khác nhau về ý nghĩa bánh Trung Thu thuở ban đầu, chung quy lại, chiếc bánh Trung thu không cùng xuất hiện với Tết Trung thu nhưng giờ đã trở thành món ăn mang giá trị tinh thần không thể thiếu của ngày Lễ Trung Thu. Khi du nhập vào nước ta, Tết Trung Thu còn là dịp để nhân dân tiên đoán về vụ mùa sắp tới, thậm chí cả vận mệnh quốc gia căn cứ vào màu sắc của ánh trăng rằn. Ví dụ nếu trăng vàng thì năm đó sẽ mùa màng sẽ bội thu tơ tằm, nếu trăng sắc xanh hay màu lục thì sẽ có thiên tai đại họa, nếu trăng trong màu cam sáng thì đất nước sẽ vĩnh an.

Mâm cỗ Trung Thu của người Việt cũng hơi khác phong tục Trung Quốc, bao gồm bánh Trung Thu, mía, hoa quả và bánh Trung Thu. Tuy nhiên, khá giống hàng xóm mình, người Việt cũng có thói quen mua bánh Trung Thu và trà rượu để làm quà biếu kính ông bà, cha mẹ, họ hàng, cấp trên, đối tác, bạn bè, …

ý nghĩa bánh trung thu

Cụ thể, vào đêm rằm này, cả nhà sẽ quây quần bên chiếc bánh Trung Thu cùng ấm trà thơm để vừa thưởng thức cảnh trăng thanh gió mát vừa ăn bánh uống trà và trò chuyện. Dần dần, lễ tế thần mặt trăng lại trở thành dịp để trẻ con tụ hội vui chơi. Mỗi năm đến hẹn lại lên, nhà nhà nô nức rước đèn trông trăng.

Câu chuyện ý nghĩa của chiếc bánh Trung thu không phải ai cũng biết

Cho dù đã đọc được vô số truyện kể Việt Nam đầy ý nghĩa về chiếc bánh Trung Thu nhưng bạn đừng bỏ qua câu chuyện đơn giản nhưng xúc động mà TTGĐ Online xin chia sẻ ngay dưới đây.

Ngày xửa ngày xưa, một gia đình bần hàn thiếu trước hụt sau để có cơm bữa đói bữa no, họ phải làm lụng quần quật bất kể thời gian. Thậm chí, lúc túng thiếu quá, họ phải vay nợ của bà con hàng xóm để sống lay lắt qua ngày. Do nhà quá nghèo, vào dịp Tết Trung Thu, thay vì đi chợ mua bánh trái và chuẩn bị lồng đèn như mọi người, gia đình họ chỉ có thể cửa đóng im ỉm. Tuy nhiên, khi trăng lên, tiếng nô nức vui đùa từ xung quanh vọng vào nhà khiến hai đứa bé trong gia đình đó òa khóc nức nở vì muốn được một lần ăn bánh Trung Thu. Dỗ mãi chẳng được, người cha bèn lấy tờ quảng cáo có in hình các loại bánh Trung Thu và hỏi xem con trẻ thích cái nào. Cách này giúp hai đứa trẻ nín khóc và chỉ vào tờ báo luôn miệng nói: “Con thích cái này, con chọn cái kia”.

Một chủ nợ của gia đình này có việc đi ngang qua vô tình nghe bèn nghĩ bụng: “Thiếu tiền không trả còn bày đặt mua nhiều bánh Trung Thu thế nữa chứ!”. Ông ta liền đạp cửa xông vào định mắng to một trận cho ra trò. Nhưng vừa vào thì nhìn thấy cả gia đình đang chụm đầu vào tờ báo mỏng và làm động tác bốc bánh ăn, ông chủ nợ chỉ biết há hốc mồm sững sờ. Suy nghĩ qua đi, ông ngồi xuống nói chuyện và hứa sẽ xóa nợ hết cho nhà này. Sau đó, ông còn đem một hộp bánh Trung Thu đến biếu gia đình nghèo ấy.

Phải chăng đây chính là nguồn gốc của tục lệ tặng bánh Trung Thu cho nhau?

ý nghĩa bánh trung thu

Ngày nay, ý nghĩa bánh Trung Thu từ nghìn xưa đến nay cũng như sự phân loại bánh Trung Thu Việt Nam và Trung Quốc xét về cơ bản là tương tự nhau. Nếu dạo qua nhiều thương hiệu nổi tiếng như bánh Trung Thu Kinh Đô, bánh Trung Thu Như Lan hay bánh Trung Thu Bibica thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chỉ có 2 loại bánh Trung Thu chính là bánh dẻo và bánh nướng.

+ Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng nhồi với đường ngọt có nhân bánh là hạt sen hoặc đậu xanh tán nhuyễn.

+ Bánh nướng có phần vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, cùng phần nhân bánh cực kỳ đa dạng gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, lòng đỏ hột vịt muối, …

ý nghĩa bánh trung thu

Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, chúng ta còn có thêm loại bánh Trung Thu rau câu lạ miệng và bánh Trung Thu tươi tự làm tại nhà cực kỳ hấp dẫn nữa.

trung-thu-300-250-2

Đặt bánh: 0938168247

Nhìn chung, cứ đến gần ngày Rằm tháng 8, người dân Việt không ai quên mua những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh về để cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó cùng nhau thưởng thức. Hãy cùng TTGĐ Online chào đón ngày lễ lớn thứ 3 trong năm tại Việt Nam sắp tới nhé!

Nguồn: Báo Đất Việt, Báo Mới


Xem thêm:

Ý nghĩa Tết Trung Thu ở Việt Nam không phải ai cũng biết

Địa điểm mua bánh Trung Thu thơm ngon đảm bảo chất lượng

Ý nghĩa bánh Trung Thu từ nghìn xưa đến nay
Rate this post