Cách chữa trật khớp chân và phòng ngừa sau chấn thương

Khớp cổ chân là vùng được cấu tạo bởi xương tibia, fibula và talus với một hệ thống các dây chằng (ligaments) bao quanh.

Nếu vì một lý do nào đấy mà các dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách thì bàn chân sẽ trật và lệch hướng ra ngoài hoặc vào trong. Tình trạng trật khớp chân ít hoặc nhiều đều phụ thuộc vào mức độ bị thương tổn của dây chằng.

cach_chua_trat_khop_chan_v___tri_lieu_sau_chan_thuong_1

Với chấn thương nặng, trật khớp cổ chân có thể trở thành gãy xương chân.

Bạn không thể xem thường dù chỉ là một lần vấp nhẹ cổ chân. Bởi chỉ với một lực như thế, xương mắt cá của bạn đã có thể bị sưng phồng và bong gân, thậm chí cổ chân có thể bị toác khớp. Nếu không có cách chữa trật khớp chân kịp thời thì bạn sẽ dễ chịu di chứng và về sau sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến xương khớp rất khó khăn để điều trị dứt điểm.

Trên thực tế, cách chữa trật khớp chân và phòng ngừa sau chấn thương không hề phức tạp.  Bạn chỉ cần nắm vững các bước đơn giản dưới đây.

Bước 1: Dùng dầu xoa bóp và massage đúng cách

Hiện nay, sản phẩm được giới y tế khuyến khích sử dụng chính là dầu xoa bóp Hàn Quốc Glucosamine. Đây là một trong các thương hiệu đứng đầu trong việc điều trị và giúp giảm đau cho những chấn thương cơ xương như bong gân, trật khớp bàn chân, trật khớp gối, trẹo cổ …

 

Bước 2: Áp dụng nguyên tắc R – I – C – E khi bị tổn thương

R (rest): Nằm nghỉ ngơi và hạn chế mọi cử động (có thể gắn nẹp để cố định và bảo vệ khớp).

I (ice): Chườm lạnh vùng bị trật khớp.

C (compression): Dùng băng thun quấn chặt vừa phải theo chiều từ bàn chân lên đến gối để giảm sưng.

E (elevation): Nằm xuống và kê chân ở độ cao vừa phải (từ 10 đến 20 cm) nhằm giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn.

Bước 3: Đến kiểm tra tại bệnh viện

Có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra cổ chân xem đó là tình trạng gãy xương hay trật khớp.

Nếu là tổn thương dây chằng cổ chân và bao khớp thì bạn chỉ bị bong gân và cần cố định cổ chân trong một thời gian từ 3 đến 6 tuần để dây chằng phục hồi hoàn toàn.

Bước 4: Duy trì thói quen hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức

Cái gì quá cũng không tốt. Bạn cần cân đối sức khỏe để lựa chọn cho mình những hoạt động phù hợp, chỉ nên đi bộ chậm rãi và hạn chế vận động mạnh khi còn trong thời gian chờ chân tốt lên.

cach_chua_trat_khop_chan_v___tri_lieu_sau_chan_thuong_3

Nắm vững cách chữa trật khớp cổ chân để bảo vệ “gót sen”.

Bạn nhớ đừng vì sốt ruột và muốn nhanh khỏi mà đi tìm kiếm các phương cách điều trị chưa được kiểm nghiệm. Bởi lẽ có thể cách trị mới sẽ gây ra nhiều biến chứng và khiến thời gian điều trị của bạn kéo dài thêm.

Tố Lâm

Cách chữa trật khớp chân và phòng ngừa sau chấn thương
Rate this post