Cách chữa trật khớp gối do chơi bóng đá

Bóng đá là bộ môn thể thao vua không chỉ trong lòng phái nam và cả phái nữ cũng rất yêu thích khi được ngồi trên hàng ghế cổ vũ.

Chính vì thế, các đấng nam nhi lúc ra trận càng thêm xông xáo và nhiệt tình nhưng nguy cơ chấn thương cũng gia tăng, đặc biệt là bệnh trật khớp gối trong thể thao.

Theo nghiên cứu từ FIFA, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các chấn thương khớp gối ở bóng đá hiện đại là do tình trạng chơi xấu giữa các cầu thủ.

cach_chua_trat_khop_goi_do_choi_bong_da_1

Cấu tạo đầy đủ của khớp gối – nơi chịu hầu hết sức nặng cơ thể bạn.

Hầu hết, trong nhiều pha va chạm mạnh, việc dây chằng chéo trước, sụn chêm gối và sụn khớp gối bị tổn thương chiếm đến hơn 40% các chấn thương.

Ngoài ra, chấn thương khớp gối cũng có thể do tự bản thân cầu thủ gây với các lực tác động đột ngột như thay đổi tốc độ chạy liên tục, bật nhảy cao rồi té thẳng xuống, xoay người nhanh trong lúc bàn chân còn bị kèm chặt trên mặt sân …

cach_chua_trat_khop_goi_do_choi_bong_da_2

Tư thế chân trụ không đúng rất dễ dẫn đến tai nạn.

cach_chua_trat_khop_goi_do_choi_bong_da_3

Trật khớp gối là nỗi lo của mọi cầu thủ.

Dưới đây là cách chữa trật khớp gối do chơi bóng đá mà bạn cần biết:

Tổn thương sụn khớp gối thường đi đôi với thương tổn ở dây chằng chéo trước và sụn chêm. Đây cũng là nguyên nhân chính của gần 70% các trường hợp bệnh lỏng lẻo đầu gối mãn tính.

Trật khớp gối nặng sẽ khiến dây chằng chéo trước bị tổn thương hoặc bị đứt. Với trường hợp này, bạn cần được điều trị trật khớp gối bằng phẫu thuật nội soi rồi tham gia vào quá trình tập các động tác phục hồi chức năng suốt từ 4 đến 6 tháng.

Bên cạnh đó, trật khớp gối cũng có thể làm phần sụn chêm bị dập, rách hay bể. Lúc bấy giờ, sau khi phẫu thuật nội soi, bạn cần tập phục hồi chức năng từ 6 đến 12 tuần mới có thể trở lại sân banh.

Mặc dù tổn thương sụn khớp nặng khá khó lành nhưng chỉ cần kiên trì khoảng một năm, bạn có thể sớm “sinh long hoạt hổ” trở lại.

4 phương pháp phòng ngừa trật khớp gối tái hồi hiệu quả:

– Xác định rõ tình trạng sức khỏe bao gồm sức mạnh cơ bắp và khả năng chịu đựng của khớp gối mỗi khi chuẩn bị tham gia vào trận đấu bóng.

– Không sử dụng nẹp bảo vệ gối do nó không ngăn được chấn thương mà đôi khi còn gây ra các chấn thương cho đối phương mỗi khi va chạm xảy ra.

– Kiểm tra sự bám dính giữa đế giày với mặt sân cỏ để chọn được đôi giày thích hợp cho từng mặt sân, tránh trường hợp vì giày quá dính sân dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng.

– Cân bằng giữa cường độ ra sân và thư giãn để tránh tình trạng quá tải cho cơ thể.

Du Lam

Cách chữa trật khớp gối do chơi bóng đá
Rate this post