Điều trị và phục hồi bệnh trật khớp háng

Bệnh trật khớp háng chiếm chưa đến 5% số ca về vấn đề trật khớp với tỷ lệ cứ 6 người mắc phải thì 5 người nam mới có 1 người nữ.

Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương chậu chống đỡ và nằm sâu trong cơ thể nên rất bền vững. Do đó, bạn phải chịu một lực tác động cực mạnh gây chấn thương nặng mớí dẫn đến việc trật khớp háng.

dieu_tri_va_phuc_hoi_benh_trat_khop_hang_1

Trường hợp 1: Phân loại theo kiểu trật khớp

+ Trật khớp háng ra sau (đùi khép).

+ Trật khớp háng ra trước (đùi dạng).

+ Trật khớp lên trên (đùi gấp nhẹ).

+ Trật khớp xuống dưới (đùi gấp nhiều).

+ Trật khớp ngay trung tâm (xương chậu vỡ, chỏm xương lún sâu vào đáy hõm).

Trường hợp 2: Phân loại theo mức độ trật nặng hay nhẹ

+ Mức 1: Trật khớp háng đơn thuần, hõm khớp lành tính.

+ Mức 2: Hõm khớp sứt hay vỡ mảnh nhỏ, khớp háng còn vững.

+ Mức 3: Hõm khớp vỡ miếng to, cho tay nắn vào dễ, khớp háng không còn vững và dễ bật ra lại.

+ Mức 4: Trật khớp háng kèm gãy chỏm hoặc gãy cả cổ xương đùi.

 

dieu_tri_va_phuc_hoi_benh_trat_khop_hang_2

Các trường hợp trật khớp háng kèm theo gãy xương.

Những di chứng muộn của trật khớp háng mà bạn ít khi để ý:

+ Hoại tử chỏm xương đùi vô mạch.

+ Viêm quanh khớp háng sau khi chấn thương.

Một số lưu ý trong lúc điều trị trật khớp háng:

+ Cần nắn lại khớp háng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 12 giờ.

+ Nếu nắn chỉnh hình khớp không đúng thì phải mổ đặt lại khớp ngay.

+ Không để đến 21 ngày rồi mà chưa điều trị trật khớp háng vì sẽ khiến sẹo xơ, khó hồi phục sau mổ.

+ Phải chụp X-quang, nếu có dấu hiệu gãy xương cần chụp CT để xác định.

+ Phải có điện cơ đồ chẩn đoán về những tổn thương thần kinh cơ.

Các giai đoạn phục hồi bệnh trật khớp háng:

Giai đoạn 1: Thời gian bất động

+ Người bị trật khớp háng sau khi được nắn khớp phải nằm trên giường ít nhất là 3 tuần.

+ Tập thở, cử động nhẹ nhàng bàn chân và cổ chân để tăng lượng máu tuần hoàn.

+ Dùng dầu để thoa lên vùng đau giúp giảm cơn nhức.

Giai đoạn 2: Thời gian phục hồi chức năng và chữa trị các tổn thương thần kinh

+ Dưới 6 tuần, người bệnh chỉ tập co duỗi nhẹ nhàng.

+ Sau 6 tuần, bệnh nhân có thể tập chống chân làm quen với sức nặng của cơ thể.

+ Sau 12 tuần, người bị trật khớp háng có thể trở lại với nếp sinh hoạt bình thường.

+ Sau 6 tháng, kết thúc điều trị, người bệnh được phép tham gia các hoạt động thể thao không mang tính đối kháng hay cường độ vận động mạnh.

Giai đoạn 3: Tái khám

+ Sau khi xuất viện, bạn nên tái khám lần lượt sau 1 tháng và 4 tháng.

+ Về sau, cứ 6 tháng đến 1 năm, bạn phải chụp X-quang để kiểm tra khớp háng nhằm phát hiện kịp thời bệnh thoái hóa khớp nếu có.

Du Lam

Điều trị và phục hồi bệnh trật khớp háng
Rate this post