Ý nghĩa Tết Trung Thu ở Việt Nam không phải ai cũng biết

Năm nào cũng nô nức mua bánh Trung Thu, đèn ông sao và các loại trà mứt nhưng ít người Việt nào nắm rõ các ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu.

Theo truyền thống châu Á, Tết Trung Thu được tổ chức vào đêm trăng tròn đầy giữa mùa thu, thời gian chính xác là rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Khi ấy, dân phương Đông sẽ dâng âm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái tươi ngon ngoài sân vườn để bái nguyệt thần. Sau đó, người lớn sẽ tụ hội lại vừa ngắm trăng vừa thưởng rượu còn trẻ con thì vừa ăn bánh vừa rước đèn. Đông vui hơn thì đi xem múa lân, hát trống quân hay “phá cỗ” đêm trăng.

Các hoạt động vui chơi vào đêm Trung Thu ở trên chắc chắn vô cùng quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu ở Việt Nam không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do mà TTGĐ online gửi đến bạn bài viết thú vị này.

ý nghĩa tết trung thu, y nghia tet trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Theo ghi nhận, Việt Nam đón Tết Trung Thu phỏng theo phong tục của dân Trung Quốc thời vua Đường Minh Hoàng. Chuyện kể rằng khi dạo bước trong vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch, nhà vua đang đón gió mát ngắm trăng thanh thì chạm mặt đạo sĩ La Công Viễn. Vị đạo sĩ được gọi là Diệp Pháp Thiện này đã thi triển phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, vua mải mê thưởng ngoạn cảnh tiên bồng, đắm chìm trong âm thanh du dương, choáng váng trước các nàng tiên tha thướt xinh đẹp tuyệt trần. Phải đến khi trời gần sáng, đạo sĩ nhắc nhở thì nhà vua mới tiếc nuối ra về. Sau đó, vì còn vấn vương, nhà vua đã cho soạn ra Khúc Nghê Thường Vũ Y để cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm vũ nữ. Đồng thời, nhà vua cũng ra lệnh cứ đến đêm trăng tròn tháng 8 mỗi năm, dân gian phải tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng để kỷ niệm lần du nguyệt điện diệu kỳ của mình. Cũng có lời đồn khẳng định tục treo đèn bày cỗ Trung Thu là căn cứ vào điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Bởi ngày rằm tháng 8 âm lịch trùng với ngày sinh nhật của vị vua này.

Ngoài ra, lịch sử còn ghi nhận chuyện kể liên quan đến nguồn gốc Tết Trung Thu dính liền với vị tướng tên là Lưu Tú thời nhà Tây Hán (Trung Quốc). Theo đó, từ năm 206 trước Công Nguyên tới năm 23 sau Công Nguyên, do quân tình khó khăn và lương thực không đủ, trong đêm trăng rằm tháng 8, Lưu Tú đã khẩn cầu Thượng Đế giúp quân lính có đồ ăn để chờ đội quân tiếp viện. Nhờ đó, binh lính bỗng dưng tìm được khoai môn và bưởi nhờ vậy mà Lưu Tú mới có thể bình định trong ngoài rồi lên ngôi cửu ngũ, trở thành vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Về sau, nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng 8 hằng năm phải làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng. Từ đấy đến nay, việc tiệc tùng trong ngày rằm tháng 8 âm lịch đã trở thành phong tục không thể thiếu của dân gian.

ý nghĩa tết trung thu, y nghia tet trung thu

Tục lệ này truyền sang Việt Nam vào thời Bắc thuộc và đã được người Việt bản địa sửa đổi phù hợp với phong tục dân tộc.

Ý nghĩa Tết Trung Thu ở Việt Nam

Mặc dù người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung Thu để biếu tặng, đều tổ chức rước đèn Trung Thu, đều bày mâm cỗ đêm trăng nhưng Tết Trung Thu của người Việt vẫn có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa.

Nếu người Hoa hay tổ chức múa lân vào dịp Tết Nguyên Đán thì người Việt lại thích tổ chức múa sư tử/ múa lân trong ngày Tết Trung Thu. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình” vào đêm trăng rằm tháng 8 âm lịch để trai gái  vừa đối đáp nhau vừa kén chọn bạn trăm năm. Điệu hát trống quân được phổ biến rộng rãi vào thời Nguyễn Huệ và người Trung Hoa không có phong tục này. Đáng tiếc là hiện nay không còn mấy nơi trên đất Việt duy trì hoạt động độc đáo ấy.

Theo phong tục Việt Nam, bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu với các loại bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, … Đồng thời, người lớn cũng mua hoặc làm nhiều lồng đèn xinh xắn giúp các bé rước đèn chơi trăng. Điều đó cho thấy ý nghĩa ngày Tết Trung Thu của người Việt nằm ở việc muốn con cái hiểu được tầm quan trọng của sự chăm sóc, lòng biết ơn và mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

ý nghĩa tết trung thu, y nghia tet trung thu

Ngoài ra, muốn thật sự hiểu rõ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua bài ca “Rước đèn tháng tám” với lời hát đơn giản dễ hiểu mà thấm thía: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu. Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh. Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh. Em rước đèn mừng đón chị Hằng.”

Hy vọng Tết Trung Thu năm nay sẽ tiếp nối những giá trị truyền thống vừa kể trên và không đánh mất ý nghĩa cao đẹp đó giờ.

trung-thu-300-250-2

Đặt bánh: 0938168247

Nguồn: Báo Đất Việt


Xem thêm:

Ý nghĩa bánh Trung Thu từ nghìn xưa đến nay

Địa điểm mua bánh Trung Thu thơm ngon đảm bảo chất lượng

Ý nghĩa Tết Trung Thu ở Việt Nam không phải ai cũng biết
Rate this post