Đặc khu kinh tế Thái Bình – Nhà đầu tư cần đi trước đón đầu?

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Khu kinh tế Thái Bình (tỉnh Thái Bình) với tổng diện tích hơn 30 nghìn ha bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình, khu cảng và dịch vụ cảng, khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, khu dân cư, đô thị, dịch vụ…

a3-1501475787853

Cụ thể, Khu kinh tế Thái Bình là Khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển.

Trong đó, huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 1 thị trấn là Thị trấn Diêm Điền. Các xã gồm: Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc.

Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú.

Theo quyết định, đặc khu kinh tế Thái Bình sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình. Bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình, khu cụm công nghiệp, khu cảng và dịch vụ cảng, khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển, khu dân cư, đô thị, dịch vụ, khu hành chính…

Bên cạnh, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc khu kinh tế này còn kết hợp phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú.

Trước quyết định thành lập đặc khu kinh tế tại Thái Bình cửa Chính phủ, BĐS khu vực này hứa hẹn sẽ bùng nổ với các dự án đô thị, du lịch, khách sạn, căn hộ… phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của cư dân trong vùng.

Đặc khu kinh tế Thái Bình – Nhà đầu tư cần đi trước đón đầu?
Rate this post