Sơ nét về du lịch làng gốm Bàu Trúc

Du lịch Ninh Thuận hiện nay chiều du khách đã bỏ quên một công trình văn hoá hết sức quý giá của người dân tộc Chăm rất được du khách ưa chuộng đó là làng gốm Bàu Trúc.

Đến với làng gốm lâu năm nhất Việt Nam này, người ta không khỏi kinh ngạc trước những sản phẩm thủ công tỉ mỉ và khéo léo. Cần có sự quan tâm nhiều hơn của chính quyền và các nhà khai thác du lịch để biến ước mơ vươn mình ra thế giới cùa du lịch văn hoá Việt sẽ ngày càng lớn mạnh hơn.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc đơn giản nhưng tinh tế. Nguồn ảnh: vanhoa.gov.vn

Theo truyền thuyết dân gian, Tổ của nghề gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh, hơn ngàn năm trước, ông đã dạy cho phụ nữ trong làng cách lấy đất, nắn, nung đất sét thành những dụng cụ, vật trang trí mà hiện thời du khách có thể nhìn thấy, sờ nắm được. Nhớ ơn của tổ nghề, bà con làng Chăm gốm Bàu Trúc lập đền thờ, tổ chức cúng tế long trọng Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm, khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.

Du khách ghé nhà trưng bày gốm Bàu Trúc sẽ thấy thích thú trước một rừng gốm, với nhiều chủng loại khác nhau. Nhiều nhất là các bình hoa đủ dáng kiểu, kế đến là những tháp tượng được mô phỏng, các vũ nữ Apsara, bình, ấm nước, nồi niêu, chum vại… Theo ngh.ệ nhân “lão làng” Sử Thị Dinh, tất cả các sản phẩm trên được làm từ nguyên liệu đất sét lấy từ mỏ đất, mỏ cát do phù sa sông Quao hình thành nên, thuộc làng Bàu Trúc.

Một ngh.ệ nhân đang thực hiện biểu diễn làm gốm Bàu Trúc cổ truyền. Nguồn ảnh: baogialai.com.vn

Làm ra được một sản phẩm gốm cũng lắm vất vả, công phu. Đất sét phải đập nhỏ. Sau đó, đất được rưới nước vừa phải, trùm ủ trước một đêm. Sáng hôm sau, trộn đất với cát mịn nhào nhuyễn. Gốm được các “nữ ngh.ệ nhân” Chăm Bàu Trúc nắn và tạo hình hoàn toàn bằng tay, không dùng bàn xoay như những trường phái gốm khác.

Lúc đã tạo xong hình dáng, sản phẩm được đem phơi nắng 4-6 giờ, sau đó người ta dùng mảnh sành, sứ nẹp tre cắt, gọt làm bóng, láng. Sản phẩm gốm sau khi phơi nắng, được đem về để ở trong bóng mát khoảng chừng 5-10 ngày rồi sắp vào lò. Lò nung ngoài trời, trên những khoảng, nền đất trống. Gốm được ủ rơm, dùng củi đốt.

Sau 4-5 giờ đốt với nhiệt độ khoảng từ 500-6000C, gốm được lấy ra để phun màu (loại màu được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được đốt, nung tiếp, thêm 2 giờ nữa gốm sẽ chín. Khi chín tới, gốm Bàu Trúc sẽ có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, bợt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang dấu ấn, dáng vẻ đặc sắc của văn hóa Chămpa cổ.

Ở làng gốm Bàu Trúc, các cô gái từ 13 tuổi trở lên bắt đầu học nghề gốm, họ phải biết và làm được các sản phẩm từ ấm, niêu đất đến chum, vại đựng nước. Xứ Ninh Thuận có khá nhiều làng Chăm, nhưng chỉ có đất sét làng Bàu Trúc mới làm được những đồ gốm nổi tiếng. Các ngh.ệ nhân chế tác, qua những hoa văn, họa tiết, hình thể, bố cục trên những tác phẩm như đã thổi hồn và nỗi riêng của mình vào gốm.

Khách du lịch đến Bàu Trúc rất thích thú khi được xem các ngh.ệ nhân biểu diễn nắn, tạo hình gốm với bàn tay nhuần nhuyễn, điêu luyện trong những thao tác kỹ thuật thật đẹp mắt.

Âu Phu Nhân (theo Zing)

Sơ nét về du lịch làng gốm Bàu Trúc
Rate this post