Dành tất cả thanh xuân chỉ để … thi Đại học

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất, năng động nhất, nhiều ước mơ, nhiều hoài bão nhất nhưng cũng là quãng thời gian mang lại nhiều kỷ niệm, nhiều nuối tiếc nhất một khi nó đi qua.

Ai cũng có một thời tuổi trẻ. Đa số mọi người đều đồng tình khoảng thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ là “mười tám đôi mươi”.

Ôi cái thuở vẫn còn quần xanh áo trắng, cái thuở con gái đã bắt đầu làm điệu còn con trai thì cố gắng để ra dáng đàn ông; Cái thuở lén lút đặt những lá thư tình trong hộc bàn hoặc lặng lẽ mỗi khi tan trường chạy theo sau người mà mình thương nhớ.

thi-dai-hoc

Đây cũng là thời điểm đầy năng động, đầy khát khao, hoài bão. Đây cũng là thời điểm đặt những viên gạch đầu tiên cho cuộc sống, cho sự nghiệp của mình. Chính xác đây là lúc chúng ta lựa chọn mình trở thành AI trên con đường tương lai phía trước.

Bạn muốn trở thành ai? Một ông cử nhân? Một bà bác sĩ? Hay một người thợ thuần thục với lĩnh vực yêu thích của mình?

Có lẽ đại đa số đều chọn con đường thi Đại học với mong muốn trở thành “ông Cử bà Cử”. Nhưng, có khi nào chúng ta tự hỏi mong muốn đó có thực sự là của chúng ta không hay chúng ta đang thực hiện ước mơ của ai đó!?

Có một câu nói “Nếu không có đam mê, bạn không thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào“. Liệu rằng ngôi trường Đại học bạn lựa chọn, ngành nghề bạn lựa chọn có phải là năng khiếu, là sở thích, là đam mê của bạn? Không ai có thể trả lời giúp bạn mà chính bạn, chính bạn phải để con tim của mình lên tiếng.

Các bậc phụ huynh hay áp đặt con em của mình phải thi Đại học, phải học Đại học, phải thành ông này bà kia để nở mày nở mặt với dòng tộc, xóm làng. Kỳ thực họ không hề sai! Ẩn đằng sau sự áp đặt dường như vô lý ấy là tình yêu thương vô bờ bến. Họ muốn con em mình trở thành người có ích, có công việc với thu nhập ổn định, có một địa vị trong xã hội ngày nay.

thi-dai-hoc

Tuy nhiên, có thể họ chưa đọc những thông tin sau đây. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố vào quý III năm 2017 có 237.000 người trình độ Đại học và 84.800 người trình độ Cao đẳng rơi vào cảnh thất nghiệp; Hàng nghìn Thạc sĩ, Cử nhân “giấu bằng” nộp đơn xin học nghề.

cu-nha-that-nghiep

Thực trạng trớ trêu trên cũng ít nhiều xuất phát từ mong muốn của các bậc phụ huynh. Họ tin rằng Đại học là con đường duy nhất để tiến thân, từ đó nhà nhà học Đại học, người người học Đại học. Có cầu ắt có cung. Nhà nhà mở trường Đại học, người người mở trường Đại học. Học Đại học trở thành mốt thời thượng – mốt Đại học!

Thi nhau dạy, thi nhau học, trong khi đó nhu cầu nhân lực của Doanh nghiệp nói riêng, xã hội nói chung thì không quan tâm. Kết cục, hằng trăm ngàn ông Cử bà Cử thất nghiệp trên cả nước.

Đại học chưa bao giờ là con đường duy nhất.

Từ Việt Nam đến thế giới, đa số các triệu phú tự thân đều không học hoặc bỏ ngang Đại học. Thông tin này không hề có ý định cổ xúy hoặc khẳng định bạn sẽ thành công nếu từ bỏ con đường Đại học.

Steve Jobs và Bill Gates - Hai trong số nhiều người từ bỏ các trường Đại học danh giá.
Steve Jobs và Bill Gates – Hai trong số nhiều người từ bỏ các trường Đại học danh giá.

Vấn đề ở đây là nên học lĩnh vực gì? Lĩnh vực đó bạn có thực sự yêu thích không? Học xong có việc làm không? Thu nhập có ổn định không? Đặc biệt, chi phí và thời gian học tập có tối ưu không?

Để trả lời câu hỏi này, mời quý độc giả đón xem bài viết kỳ sau đi sâu vào phân tích giữa việc học Đại học và học một nghề cụ thể. Bài viết kỳ sau giúp cho quý độc giả thấy rõ sự khác biệt lớn về thời gian, chi phí và cơ hội giữa 2 việc học để từ đó có cơ sở vững chắc cho quyết định của mình.

hot_iconKỳ 2: Học đại học hay học nghề? Chọn con tim hay là nghe lý trí?

Dành tất cả thanh xuân chỉ để … thi Đại học
Rate this post