Học đại học hay học nghề? Chọn con tim hay là nghe lý trí?

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, bạn đã bước qua cái thời vô lo vô nghĩ về cuộc sống và cần phải đưa ra một trong những quyết định lớn nhất cuộc đời mình, đó chính là định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Luôn có 2 con đường trong thời điểm này: một là học đại học, hai là học nghề.

dai-hoc-hay-hoc-nghe

Có rất nhiều nhiều ý kiến trái chiều khi lựa chọn một trong hai con đường nói trên và bài viết này không nằm ngoài mục đích giúp bạn có thêm thông tin để ra quyết định đúng đắn.

Các bậc phụ huynh cũng có thể đọc bài viết này để hiểu rõ hơn thực trạng xã hội góp phần hướng nghiệp tích cực cho con em của mình.

Những con số biết nói

Như nội dung kỳ trước đã đề cập: “237.000 người trình độ Đại học và 84.800 người trình độ Cao đẳng rơi vào cảnh thất nghiệp” (thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố vào quý III năm 2017).

tot-nghiep-dh-01
Nguồn: Internet.

Người lao động có trình độ thạc sĩ không có việc làm gia tăng đáng kể so với quý trước.

Năm 2016, VnExpress từng đăng 1 bài viết với tiêu đề “Thạc sĩ, cử nhân cất bằng đi học trung cấp“.

Quả thật đây là những con số gây hoang mang!

Để rõ ràng hơn, chúng ta cùng phân tích những ưu điểm và khó khăn khi chọn con đường học đại học hay học nghề.

“Học đại học phải trả giá cả về tài chính lẫn thời gian”

uu-diem-hoc-dh

 

Thế còn khó khăn khi học đại học?

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học phải trả giá cả về tài chính lẫn thời gian“.

Bất cứ ngành nghề nào khi học Đại học đều kéo dài từ 4 – 5 năm. Riêng đối với ngành y thời gian có thể lên đến 6 – 7 năm. Học phí cho một học kỳ không hề ít chưa nói đến các chi phí ăn ở, mua sắm dụng cụ học tập, chi phí cá nhân, …

Ví dụ một học kỳ của trường ĐH Văn Lang có những ngành lên đến 20.000.000 đồng /học kỳ. Đại học Kinh tế có ngành học lên đến 40.000.000 đồng cho một năm học. Làm một phép tính đơn giản, để chúng ta học hết 4 năm đại học, gia đình phải chi ra không dưới 200.000.000 đồng.

Sau 4 hoặc 5 năm dài miệt mài trên ghế giảng đường, ai sẽ đảm bảo chúng ta ra trường có việc làm? Không ai cả!

PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng nước ta đang tồn tại phong trào hiếu học đến lạc hậu, học vì hư danh. Người người, nhà nhà đều muốn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ theo cách ngành nào cũng được, chủ yếu để “oai”.

PGS Văn Như Cương
PGS Văn Như Cương

Đồng tình với ý kiến trên, PGS Trần Xuân Nhĩ nhận định, tâm lý chung của người dân Việt Nam là thích học đại học và học lên cao, không cần biết có cơ hội xin việc làm hay không. Trong khi đó, nhu cầu của người học lại mâu thuẫn với việc chất lượng đào tạo giáo dục đại học của nước ta.

Bàn về chất lượng cử nhân, thạc sĩ, Nguyễn Minh Ngọc – Giám đốc Gemslight Company Ltd đã thẳng thắn: “Về kiến thức thì vứt cái tư duy ông cử nhân, bà thạc sĩ đi. Các ông bà đi làm thì kỹ năng không có, giá trị thấp nhưng lại đòi hỏi công việc phải nhàn hạ, lương cao, tương lai, ổn định. Người ta làm kinh doanh chứ có phải mở doanh trại từ thiện đâu”.

“Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học”

uu-diem-hoc-nghe

 

Thế còn khó khăn khi học nghề?

Khó khăn đầu tiên là không được “oai”. PGS Văn Như Cương từng nói “Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học” có lẽ vì không được oai như cầm tấm bằng cử nhân, thạc sĩ.

Kỳ thực, ngoài định kiến của một số gia đình và một số bộ phận xã hội, chúng ta không tìm được sự khó khăn nào khi quyết định học nghề.

Như trường hợp của bạn Trương Thị Diễm My: Sau khi tốt nghiệp THPT, My theo học khóa Chuyên viên Spa cấp độ 5 của P2H Academy trong 6 tháng, sau khi tốt nghiệp vào tháng 08/2017, My làm việc tại JEA Spa trong 6 tháng và hiện nay trở thành quản lý của JEA Spa với thu nhập từ 12 – 15 triệu /tháng.

Trương Thị Diễm My - Quản lý tại JEA Spa.
Trương Thị Diễm My – Quản lý tại JEA Spa.

Ở góc độ phụ huynh, chị Lê Trang, phụ huynh em Châu Ngọc Linh, HS trường THCS Bình Tây (Q6, TPHCM) chứng kiến rất nhiều con em của họ hàng ra trường phải chạy khắp nơi xin việc. Nhiều nhà còn ôm “cục nợ” vì vay vốn sinh viên nhưng con ra trường làm trái ngành hoặc thất nghiệp. Nên chị sẽ cho con theo học nghề may tại Khoa Thiết kế thời trang của trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật TPHCM sau khi con tốt nghiệp THCS.

Theo TS Nguyễn Hùng Cường, Hiệu trưởng trường Trung cấp Lê Thị Riêng (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam đóng trên địa bàn TPHCM): “Trong xã hội hiện nay, tham gia thị trường lao động sớm có ý nghĩa rất lớn vì kinh nghiệm chủ yếu đến từ quá trình làm việc thực tế. Học gì không quá quan trọng mà là học xong sẽ làm gì để phát triển nghề nghiệp tương lai ổn định mới thực sự có ý nghĩa”.

Đến đây, chúng ta cũng đã có những thông tin cơ bản nhất giữa việc học đại học hay học nghề. Quyết định hoàn toàn thuộc về mỗi chúng ta.

Bài viết này không đứng về quan điểm của bất kỳ lựa chọn nào. Chúng tôi chỉ cung cấp thêm thông tin để quý độc giả dễ dàng ra quyết định.

Ngoài ra, đang có một nghề rất HOT trong năm 2018 – 2019 mà theo báo cáo của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động, chỉ riêng tại TPHCM mỗi năm cần khoảng 1.000 – 1.200 nhân lực và trên toàn quốc cần khoảng 10.000 lao động mỗi năm.

Nếu bạn muốn đi đầu xu hướng, nếu bạn muốn hướng nghiệp cho con em mình đúng đắn để đảm bảo có một công việc ổn định, thu nhập cao. Hãy đón xem kỳ tiếp theo của Tiếp Thị Gia Đình online.

Học đại học hay học nghề? Chọn con tim hay là nghe lý trí?
Rate this post